Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng rối loạn khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tinh thần, chức năng sống và niềm vui trong đời sống của người bệnh. Để hiểu rõ trầm cảm là gì, bạn hãy đọc ngay bài viết này của nukefreenow.org nhé.

I. Bệnh trầm cảm là gì?

trầm cảm
Bệnh trầm cảm hiện nay rất phổ biến ở giới trẻ
Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc gây ra cảm giác buồn, mất động lực trong một thời gian dài. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cảm xúc, tư duy cũng như hành vi của người bệnh. Thậm chí nó còn dẫn đến nhiều vấn đề khác về tinh thần và thể chất.
Những cảm xúc tiêu cực này khi bị kéo dài sẽ gây ra khó khăn trong công việc, làm rạn nứt các mối quan hệ bạn bè, gia đình và đôi lúc khiến người mắc có ý định tự tử.

II. Những ai dễ mắc trầm cảm

Rối loạn trầm cảm có thể ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là khoảng 18 đến 45 tuổi; bên cạnh đó đội tuổi trung niên, người già cũng dễ gặp tình trạng rối loạn cảm xúc này. Đây là nhóm đối tượng sẽ đối diện với nhiều cầu từ xã hội và những thay đổi trong cuộc sống như tìm việc làm, kết hôn, sinh con, về hưu…

trầm cảm
Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc trầm cảm

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thì còn có nhiều đối tượng dễ mắc trầm cảm, họ thuộc những nhóm sau:

  • Nhóm người bị sang chấn về tâm lý: Họ đã phải trải qua biến cố lớn trong cuộc đời như phá sản, nợ nần, hôn nhân đổ vỡ, áp lực từ công việc quá lớn…
  • Phụ nữ vừa sinh con: Đây là giai đoạn rất nhạy cảm và có nhiều nguy cơ đối với nữ giới. Những thay đổi về hormone, lối sống, vai trò trong gia đình… hoặc những bất ổn trong cuộc sống đã làm tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh.
  • Học sinh, sinh viên: Áp lực về học tập, thi cử dồn dập và sự đánh giá kết quả học tập
  • Những người bị tổn thương cơ thể: Họ có thể là người bị tai nạn phải cắt bỏ bộ phận nào đó trên cơ thể, mắc bệnh truyền nhiễm…
Với sự phổ biến của bệnh, mỗi người nên tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về bệnh trầm cảm là gì để có thể xử trí đúng khi mình hoặc người xung quanh mắc phải.

III. Dấu hiệu bệnh trầm cảm như thế nào?

Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trầm cảm là điều rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp người bệnh được can thiệp điều trị sớm. Qua đó hạn chế được hậu quả mà căn bệnh này gây ra với tinh thần, sức khỏe.

1. Suy nhược cơ thể

Trầm cảm khiến trạng thái tinh thần người bệnh liên tục rơi vào sự tiêu cực với một loại cảm xúc tồi tệ như chán nản, khóc nhiều nhưng không rõ lí do, đau khổ… Bản thân người bệnh cũng nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy buồn chán khi không được quan tâm. Tất cả những vấn đề tinh thần này đã dẫn đến sự mệt mỏi, suy nhược cơ thể kéo dài.

2. Căng thẳng

trầm cảm
Căng thẳng, rối loạn cảm xúc là nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm
Dấu hiệu thường xuyên căng thẳng cũng có thể là do trầm cảm và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Loại căng thẳng này không thể sử dụng thuốc an thần để điều trị, tuy nhiên nó có thể hiệu quả với những loại thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

3. Rối loạn giấc ngủ

Trầm cảm khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh khó đi vào giấc ngủ và thường hay thức giấc vào giữa đêm. Một số người thường xuyên gặp ác mộng nên khiến họ tỉnh giấc và khó có thể ngủ lại.

4. Mất tập trung

Một dấu hiệu khác để bạn nhận biết được bệnh trầm cảm là gì, đó là sự mất tập trung. Người bệnh sẽ khó tập trung làm việc gì đó, cảm thấy trí nhớ kém và không thể suy nghĩ một cách logic được.

5. Hoảng hốt

Người mắc trầm cảm sẽ khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân và thường cảm thấy hoảng hốt bất thường. Khi rơi vào trạng thái này, người bệnh sẽ khó lấy lại bình tĩnh, cách tốt nhất là hãy tránh những tình huống gây kích thích tinh thần.

IV. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Theo các chuyên gia sức khỏe, bệnh trầm cảm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến như:

1. Di truyền

trầm cảm
Nếu bố mẹ bị trầm cảm thì con cái cũng có nguy cơ mắc trầm cảm cao
Các nghiên cứu tần suất bệnh trên nhiều gia đình, những cặp sinh đôi hoặc con nuôi chỉ ra rằng, tần suất bệnh trầm cảm liên quan mật thiết đến di truyền.
Nếu có bố hoặc mẹ mắc trầm cảm thì tỷ lệ mắc trầm cảm ở con cái là khoảng 10 đến 25%; nguy cơ này sẽ tăng gấp đôi nếu có cả bố và mẹ cùng mắc trầm cảm.
Trong gia đình càng có nhiều thành viên mắc trầm cảm thì nguy cơ bệnh sẽ càng cao ở thế hệ sau.

2. Chất dẫn truyền thần kinh

Theo kết quả một số nghiên cứu về bệnh trầm cảm là gì, chất dẫn truyền thần kinh trong não người bệnh có sự khác biệt so với người bình thường.
Ngoài ra, stress cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm như mất người thân, chuyện tình cảm khó khăn hoặc bất cứ tình huống gây stress nào.

V. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

trầm cảm
Hãy tìm đến bác sĩ tâm lý khi thấy bản thân có dấu hiệu của trầm cảm
Bệnh trầm cảm có thể dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe tinh thần, thể chất của người bệnh. Vì thế, việc điều trị bệnh cần được thự hiện càng sớm càng tốt. Căn bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm, những suy nghĩ tiêu cực có thể khiến người bệnh thực hiện điều xấu, gây hại cho bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Do đó, khi bạn có dấu hiệu của căn bệnh này, hãy đi khám bác sĩ để có được phương pháp điều trị phù hợp.
Liệu pháp tâm lý chính là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho người bệnh; ngoài ra có thể can thiệp bằng thuốc hoặc liệu pháp choáng điện. Tuy nhiên, hai phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định cho những trường hợp cần thiết.
Người bệnh trầm cảm cần có lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan để việc điều trị tốt hơn. Một số lưu ý cần thực hiện, đó là:
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên
  • Hãy đơn giản hóa cuộc sống
  • Tránh cô lập bản thân với mọi điều trong cuộc sống
  • Học cách kiểm soát căng thẳng, thư giãn bản thân.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ trầm cảm là gì cũng như cách điều trị kịp thời. Thực tế trầm cảm là căn bệnh rất đáng sợ nếu không được điều trị sớm, vì thế khi thấy bản thân có những dấu hiệu kể trên thì hãy liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám nhé.