Nhắc đến chỉ số thông minh của con người thì mỗi người nghĩ ngay đến IQ. Theo đó, chỉ số IQ càng cao thì càng thông minh, giải quyết nhanh các vấn đề trong cuộc sống. Thế nhưng, IQ thôi thì vẫn chưa đủ, bởi còn có một chỉ số khác cũng quan trọng không kém, đó chính là EQ. Vậy EQ là gì, có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây của nukefreenow.org nhé.
I. Chỉ số EQ là gì?
EQ là viết tắt của từ tiếng Anh “Emotional Quotient”, nó có nghĩa đơn giản là chỉ số cảm xúc. Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1964, trong một bài báo của Michael Belch.
Bản chất của chỉ số EQ chính là khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi cá nhân cũng như tác động đến cảm xúc của những người xung quanh. Thông thường, người có EQ cao thì sẽ quyết định được hành vi của mình tốt hơn.
Bên cạnh đó, EQ còn giúp con người có thể bình tĩnh điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn trong mọi vấn đề của cuộc sống. Những người có chỉ số EQ cao sẽ nhận được nhiều tình cảm, sự yêu mến từ mọi người bởi họ không chỉ có thể đồng cảm mà còn giúp những người xung quanh xoa dịu, chữa lành vết thương.
Cũng giống với IQ, người có chỉ số cảm xúc EQ cao sẽ dễ thành công dù sinh sống ở bất kỳ môi trường nào. Sự thông minh đó thể hiện trong việc điều tiết cảm xúc, dung hòa với mọi người xung quanh để giúp họ nhận được sự giúp đỡ và ít cạnh tranh hơn.
II. Những yếu tố bên trong chỉ số EQ
Để có thể đánh giá đúng chỉ số EQ là gì, người ta sẽ căn cứ vào 5 yếu tố sau:
- Khả năng thấu hiểu bản thân: khả năng này đòi hỏi bạn có kiến thức hiểu biết đối với những trạng thái nội tâm bên trong như sở thích, trực giác.
- Khả năng kiểm soát chính mình: khả năng này cho thấy bạn có thể quản lý được chính con người mình, những cảm xúc, những rung động.
- Nguồn động lực và ý chí vươn lên: yếu tố này thể hiện xu hướng con người có thể để cảm xúc dẫn dắt hành động để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
- Sự cảm thông: yếu tố này đánh giá khả năng năng bạn am hiểu cảm xúc của mọi người đến đâu. Có hiểu được quan tâm cũng như nhu cầu của họ.
- Kỹ năng xã hội của con người: một người có chỉ số EQ cao thì sẽ có khả năng gợi những phản ứng của người khác để cuộc trò chuyện đạt được thành công như mong đợi.
III. Tầm quan trọng của chỉ số EQ
Như đã đề cập, EQ là toàn bộ các kỹ năng giúp bạn nhận diện và quản lý tốt cảm xúc của bản thân cũng như người khác. Không chỉ vậy nếu kiểm soát tốt cảm xúc thì bạn có thể sử dụng nó để tạo thành động lực thúc đẩy phản triển bản thân và công việc.
1. Khả năng quản lý cảm xúc
Lợi ích của chỉ số EQ là gì? Đó chính là mang lại cho bạn khả năng quản lý cảm xúc, hành vi của bản thân minh. Chỉ số cảm xúc EQ càng cao thì càng tác động tích cực đến quá trình hoàn thiện nhân cách, giúp bạn tự nhận thức, củng cố các hành vi tốt đẹp và tránh những thói xấu.
Bên cạnh đó, EQ còn tác động đến sự tự tin của mỗi người. Nó bao gồm khả năng tự nhận thức và chắc chắn về giá trị của bản thân. Những người có chỉ số cảm xúc cao thì dễ trở thành tâm điểm của đám đông, được mọi người yêu mến.
Chỉ số EQ còn giúp bạn có khả năng thấu hiểu, tác động đến cảm xúc của người xung quanh một cách tuyệt vời. Dễ dàng tạo được sự tin tưởng, an tâm cho người khác. Từ đó, duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh.
2. Vai trò trong công việc
Thực tế, có nhiều người vẫn đánh đồng người hành động theo cảm tính, để cảm xúc lấn át lý trí là những người có chỉ số cảm xúc EQ cao. Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Chỉ số EQ đề cập đến khả năng quản trị cảm xúc chứ không phải để cảm xúc hành động theo bản năng.
Theo kết quả một số nghiên cứu, EQ thực sự có vai trò quan trọng trong việc điều hành tổ chức, quản lý nhóm và kinh doanh cũng như trong các mối quan hệ gia đình, xã hội.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cảm xúc có mối quan hệ mật thiết đến sức khỏe thể chất của mỗi người và ngược lại. Dễ nhận thấy, trong trạng thái căng thẳng kéo dài, bạn sẽ dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến huyết áp, tim mạch như tăng huyết áp, đau tim, thậm chí là đột quỵ.
Yếu tố kiểm soát cảm xúc và quản lý cảm xúc trong chỉ số EQ sẽ giúp bạn ngăn chặn, chuyển hóa những cảm xúc tiêu thực, tránh để nó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
IV. Làm thế nào để cải thiện EQ?
Ngoài thắc mắc EQ là chỉ số gì thì nhiều bạn đọc cũng mong muốn được chia sẻ về phương pháp giúp nâng cao chỉ số cảm xúc này. Thực tế, chỉ số EQ của mỗi người có thể được cải thiện dựa vào tính khả biến của thần kinh. Dưới đây là một số cách giúp bạn nâng cao chỉ số cảm xúc EQ của mình.
- Thực hiện các bài tập để nâng cao khả năng tập trung của não bộ.
- Áp dụng phương pháp thiền chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày.
- Hãy luôn tạo điều kiện cho kỹ năng lắng nghe của bản thân được phát huy.
- Xây dựng lối sống tinh thần tích cực.
- Luôn luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp, phê bình của người xung quanh để cải thiện bản thân.
- Cho bản thân những cơ hội để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, chỉ huy.
- Điều chỉnh cảm xúc cá nhân ở mức cân bằng.
- Luôn rèn luyện khả năng thấu cảm trước tâm tư của người khác.
Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu được EQ là gì cũng như ý nghĩa của chỉ số cảm xúc này rồi đúng không. Bên cạnh đó, bạn cũng có được một số phương pháp để cải thiện chỉ số EQ của bản thân mình hay những người có EQ thấp. Ngày nay, những ảnh hưởng tích cực mà chỉ số EQ mang lại cho sự thành công trong cuộc sống ngày càng được chứng minh rộng rãi. Nó chính là người đồng hành đắc lực trên con đường thăng tiến trong sự nghiệp của bạn đấy.